Tuesday 27 December 2016

“Em hãy tả quang cảnh buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em

Thế là đã đến thứ hai rồi! Em đến trường sớm hơn mọi ngày một chút, vì hôm nay tổ
chức lễ chào cờ.
Trời hôm nay thật là đẹp! Những đám mây trắng nhởn nhơ bay trên bầu trời xanh
ngắt. Tại sân trường, chúng em đã có mặt đông đủ. Oa! Mọi người ăn mặc thật là đẹp.
Màu trắng của chiếc áo đồng phục, màu đen của những mái tóc, màu áo dài của các cô
giáo và màu đỏ tươi của chiếc khăn đỏ luôn mang trên vai các bạn Đội viên. Tất cả hòa
vào nhau trông như một khu vườn đầy hoa. Những chiếc ghế xanh, đỏ, tím, vàng xếp
thành hàng như một chiếc tàu đang chạy. Trên khán đài, cô tổng phụ trách, thầy hiệu
trưởng và cô hiệu phó đang thoăn thoắt chuẩn bị cho buổi lễ chào cờ. Các bạn đội trống
mặc bộ quần áo trắng toát đang đánh trống thử: Tùng! Tùng! Tùng!. Tiếng trống kéo dài
vang lên như thôi thúc chúng em vào xếp hàng. Khi cả trường đã ổn định, tiếng hô dõng
dạc của cô tổng phụ trách từ loa vang lên: “Mời các thầy cô giáo và toàn thể các con học
sinh đứng dậy làm lễ chào cờ”. “Nghiêm! Chào cờ... Chào!”. Những bàn tay búp măng
của các bạn Đội viên giơ lên. Hàng nghìn con mắt hướng về lá Quốc kì. Sao mà im lặng
thế, những tiếng chim hót líu lo, tiếng cười đùa như đã biến mất. Từ loa vang lên: “Quốc
ca”. “Đoàn quân Việt Nam đi chung lòng cứu nước, bước chân dồn vang trên đường gập
ghềnh xa....”. Bài hát như nhắc chúng em nhớ đến bao chiến sĩ dũng cảm đã ngã xuống
cho Tổ quốc độc lập tự do. Quốc ca kết thúc, Đội ca vang lên: “Cùng nhau ta đi lên theo
bước Đoàn thanh niên đi lên, cố gắng xứng đáng cháu ngoan Bác Hồ...”. Bài hát như

muốn nhắc nhở chúng em phải cố gắng chăm chỉ học hành để xứng đáng làm cháu ngoan
Bác Hồ kính yêu. Quốc ca và Đội ca kết thúc. Cô tổng phụ trách nói: “Vì Tổ quốc xã hội
chủ nghĩa, vì lí tưởng của Bác Hồ vĩ đại, sẵn sàng!”. Tiếng hô to đều của cả trường vang
lên: “Sẵn sàng” như lay động cả một bầu không khí. Thầy Hiệu trưởng lên nhận xét thi
đua và phổ biến công tác trong tuần cho khối bốn và năm. Thầy khen lớp em đạt nhiều
thành tích trong đợt hai mươi tháng mười một. Buổi lễ kết thúc, chúng em lần lượt xếp
hàng vào lớp.
Khi vào lớp, hình ảnh của lá cờ vẫn thấp thoáng đâu đây trong phòng học. Mái
trường thân yêu với những lá cờ đầu tuần mãi mãi sẽ không bao giờ phai mờ trong tâm trí
chúng em
  

Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi

ây giờ đã là cuối tiết hai, sân trường vẫn vắng lặng. Ngoài kia, những tia nắng ghé
vào cửa lớp xem chúng em học bài. Chú chim sơn ca hót véo von. Tiếng gió thổi vi vu.
Hàng cây xanh rì rào làm cho sân trường như một bức tranh đầy màu sắc rực rỡ. Bỗng
tùng! tùng! tùng! ba tiếng trống vang lên báo hiệu giờ ra chơi đã đến. chúng em đứng dậy
chào cô rồi ùa ra sân như đàn ong vỡ tổ.
Sân trường lúc trước im lặng là thế mà bỗng nghe nhộn nhịp hẳn lên. Các nhóm đã
xác định được chỗ chơi của mình. Tốp các bạn nữ nhanh chân xí ngay một chỗ đá cầu
dưới cây bàng. Các bạn nam cũng nhanh chân chộp ngay được chỗ mát để bắn bi. Dưới
gốc cây đa làm gì mà vui thế nhỉ? à thì ra hai đội đang chơi kéo co. Lúc này sân trường
được hòa trộn bởi màu trắng và đỏ. Màu trắng của những bộ đồng phục. Màu đỏ của
chiếc khăn đỏ bay phấp phới. Các bạn nhảy dây thoăn thoắt chỉ nghe thấy tiếng vun vút
chứ không nhìn thấy dây đâu. Năm bạn Hiền, Linh, Thảo, Hồng Anh và Phương là những
bạn nhảy giỏi nhất lớp cùng đấu chọi với nhau. Cuối cùng chỉ còn mình Thảo nên ai cũng
gọi bạn là "cựu nhảy dây trong lớp 5E" với thời gian là 30' đã nhảy được 300 chiếc. Mấy
người đứng xem tỏ vẻ khâm phục Thảo. Hai bạn bắn bi cũng rất quyết liệt. Tú cứ xoa xoa
bàn tay xuống đất không kể sạch hay bẩn, rồi lại đưa lên miệng hà hơi như phù phép cho
bi mình thắng. Bỗng cạch viên bi của Tú đập vào bi của Tùng thế là Tú được cộng một
điểm. Mặt bạnn tươi hẳn lên. Bạn Hùng đá cầu cũng rất tốt, trong phút chốc không chú ý
suýt nữa Hùng đã làm rơi quả cầu. May quá! Hùng vội ngoặt chân ra đằng sau quả cầu
như nhảy nhót ttrên chân bạn. Đến lượt Đạt dùng chiến thuật, nhưng vì chủ quan Đạt đã
để lỡ một điểm. Cậu ta tức lắm nên muốn gỡ điểm ngay lập tức. Trò chơi kéo co là trò
vui nhất của lớp em nên ai cũng tham gia. Trò chơi được chia làm hai đội Đội một do
Thắng làm đội trưởng. Còn em làm trọng tài. Khi em vừa thổi còi thì các bạn đã thi nhau
mà kéo. Bất chợt đội bạn Tiên hô một! hai! bai! kéo làm cho đội Thắng không kịp trở tay
ngã chồng chất lên nhau. Các trò chơi đang tiếp diễn rất vui thì tiếng trồng giòn giã vang

lên. Mặt ai cũng đỏ bừng bừng như thể hiện rõ sự hối tiếc. Có bạn còn hẹn buổi sau chơi
tiếp.
Buổi ra chơi này tuy ít ỏi nhưng nó làm em sảng khoái hơn sau những tiết học căng
thẳng. Nó cũng làm em không thể quên được những kỉ niệm đẹp đẽ dưới mái trường thân
yêu này
  

Em hãy tả cảnh nhộn nhịp của sân trường em trong giờ ra chơi

Cả lớp đang chăm chú nghe cô giáo giảng bài. Ngoài sân trường chỉ nghe thấy tiếng
gió vi vu thổi và tiếng chim hót líu lo. Khi cô giáo vừa kết thúc bài giảng, ba hồi trống
báo hiệu giờ ra chơi vang lên giòn giã. chúng em đứng dậy chào cô rồi ùa ra khỏi lớp.
Sân trường vắng lặng là thế bỗng ồn ào, náo nhiệt hẳn lên. Tiếng nói, tiếng cười,
tiếng dép guốc hòa với tiếng lá cây xào xạc. Từ trên cao nhìn xuống, sân trường nổi bật
màu trắng của những chiếc áo đồng phục và màu đỏ của những chiếc khăn đỏ đang phấp
phới bay trên vai các bạn Đội viên. Trên sân trường, các bạn tổ chức nhiều trò chơi rất
vui, nào là kéo co, bắn bi, mèo đuổi chuột... Giữa sân trường, Hùng và Thắng chơi đá cầu
thật hay. Hùng tâng cầu lên. Quả cầu xanh xoay tròn, bay vun vút, hạ xuống chân Thắng.
Thắng đưa cầu lên rồi đá ngược trở lại phía Hùng. Quả cầu bay lên, hạ xuống như nhảy
múa trên đôi chân khéo léo của hai bạn. Bỗng nhanh thoăn thoắt, Hùng đá mạnh quả cầu
qua người Thắng làm Thắng không đỡ kịp. Hùng reo lên "Ha ha, thắng rồi". Nhóm của
Lan thật nhanh trí khi chọn chỗ bóng mát dưới cây đa để chơi nhảy dây. Qua từng vòng
thi, dĩ nhiên đội trưởng Lan giành chiến thắng rồi. Lan nhảy thật nhanh và nhịp nhàng,
đến nỗi chỉ thấy loáng thoáng sợi dây và tiếng vun vút. Bạn nào cũng nhìn Lan bằng con
mắt thán phục. Dưới gốc cây phượng, mấy em lớp một kia xem mẩu chuyện gì vui lắm
nên cùng cười rúc rích. ở một góc sân ttrường, trò mèo đuổi chuột thật sôi nổi. Chú chuột
luồn qua cây cọ rồi lại nhảy qua đám bắn bi thật lành nghề, làm chú mèo khổ sở cứ chạy
theo mãi mệt bở hơi tai. Mấy em xung quanh reo hò cổ vũ rồi lại nhảy cẫng cả lên. chưa
phân được thắng bại thì bỗng "tùng, tùng, tùng", trống báo hết giờ chơi đã điểm. Chúng
em nhanh chóng xếp hàng tập thể dục rồi vào lớp. Khuôn mặt ai cũng vui vẻ, rạng rỡ,
nhưng nhiều bạn tỏ vẻ luyến tiếc. Các bạn còn hẹn nhau: "Mai chơi tiếp nhé!"
Không khí yên tĩnh trở lại ttrên sân trường. Giờ ra chơi tuy ngắn nhưng nó thật bổ
ích, luôn giúp chúng em thoải mái để vào học tốt hơn
  

Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn

Cô Nhung kính mến!
Nhân dịp 8/3, con viết thư này để gửi đến cô lời thăm hỏi và tỏ lòng biết ơn của con
đối với cô.
Cô ơi! dạo này cô, gia đình có khoẻ không? Năm ngoái, lúc mẹ con đến thăm cô, mẹ
con kể lại thấy bà trên nhà bị ốm, không biết bây giờ đã khoẻ chưa? Anh chị chắc đã lập
gia đình cả rồi ạ? à! Cô ơi! con nghe nói cô dạy lớp 4A năm nay. Vậy các em có ngoan
không cô? Có hay làm cô buồn phiền không ạ? Con nghĩ các em rất ngoan và học giỏi vì
có bàn tay yêu thương của cô nâng đỡ.
Con xin thông báo một tin để cô mừng: Con được chọn học bồi dưỡng đi thi học sinh
giỏi cấp Quận về môn Toán, Văn và Tiếng Anh. Con cũng lo lắm nên phải học thật kĩ vì
thế ít có thời gian viết thư cho cô.
Chúng con rất nhớ cô, nhớ những bài giảng ân cần của cô, nhớ cả bàn tay cô nữa,
bàn tay yêu thương. Con vẫn còn nhớ, lần con bị ốm cô đến tận nhà thăm và động viên
con mau khoẻ lại còn mua bó hoa, trái cây cho con nữa. Nghĩ đến mà nhiều lúc con muốn
khóc quá.
Con mong có dịp cô trò được nói chuyện và tâm sự với nhau. Con chúc cô mạnh
khoẻ, công tác tốt và luôn cho chúng con những bài giảng thật hay và lí thú. Con xin hứa
sẽ luôn học thật giỏi để không phụ lòng cô ạ.
Học sinh của cô!
  

Em hãy viết thư thăm hỏi cô giáo cũ và nhắc lại một vài kỉ niệm về sự chăm sóc của cô giáo đối với em và các bạn.

Cô Bích kính mến!
Đã lâu chưa có dịp gặp cô và sắp đến ngày 8 – 3, nhân dịp này con xin viết thư thăm
hỏi tình hình đời sống hàng ngày của cô.
Dạo này cô có khoẻ không? Cô có còn bị khản giọng khi nhắc học sinh không? Bé
Nghĩa đi học mẫu giáo rồi chứ ạ? Anh Thắng chắc là được học lớp chọn cô nhỉ? Bây giờ
con vẫn học tốt. Nhớ lời cô dặn, gặp những bài tập khó con luôn kiên trì suy nghĩ để tìm
ra cách giải. các bạn trong lớp lúc này vẫn rất nhớ cô, một số bạn đã chuyển sang lớp
khác nhưng những hình ảnh thân thương về cô chắc chắn vẫn luôn in đậm trong tâm trí
các bạn. Con vẫn còn nhớ hình ảnh quen thuộc của tập thể lớp 1C năm ấy. Nét mặt bỡ
ngỡ của các bạn khi mới bước vào lớp, sự ân cần dạy dỗ chúng con của cô, tất cả như
cùng hiện lên khi con viết bức thư này. buổi đi tham quan trong năm học đó con vẫn nhớ
như in. Hôm đó có một bạn bị lạc, cô rất lo lắng. Một lúc sau cũng đã tìm thấy bạn đó, cô
khiển trách bạn rất nhiều nhưng con hiểu điều đó chỉ để tốt cho bạn. Còn rất nhiều những
kỉ niệm quen thuộc khác mà không sao kể hết được.
Thư đã dài, con xin ngừng bút. Chúc cô luôn mạnh khoẻ để dạy dỗ được các bạn học
sinh. Con xin hứa sẽ học tập thật giỏi để không phụ công cô dạy dỗ.
  

Tả em bé

Các cụ ta có câu “ Ba tháng biết lấy, bảy tháng biết bò, chín tháng lò dò biết đi” cháu
Tễu của em cũng đang tuổi tập đi tập nói.
Bé Tễu mới tròn một năm, trông Tễu thật là xinh và bụ bẫm. Mỗi khi Tễu cười thì
nhô bốn cái răng trắng tinh. Những sợi tóc mềm mại như sợi tơ tằm được cắt tỉa gọn
gàng. Đôi mắt Tễu tròn , đen lay láy ẩn dưới đôi lông mày hình trăng khuyết đen nhạt.
Một hôm em sang chơi bé Tễu cười tít mắt đi đến chỗ em vẫy đôi tay lủn củn dễ thương.
Tễu rất ngoan, ai bảo gì Tễu cũng nghe theo và làm đúng cái nấy, nếu có ai gọi thì Tễu lại
d...ạ, ai bảo Tễu gọi bà thì Tễu gọi b...à...ơ...i ngọng líu ngọng lô. Tễu ngoan nhưng cũng
có nhiều tật xấu, nào là cắn, làm nũng, ngửa cổ ăn vạ, lúc thì đòi đi chơi, lúc thì đòi bế
nhưng không có ai bế Tễu cả, rồi Tễu khóc được một lúc lại ngừng và lấy đồ chơi ra “xếp
xếp” “sắp sắp”. Bé Tễu rất thích đi, cứ thả xuống là cắm đầu cắm cổ chạy, ngã huỵch thì
Tễu lại đứng dậy và đi tiếp. Tễu không bao giờ quậy phá linh tinh và không nghịch dại
làm chết người.
Em rất quý bé Tễu vì bé luôn đem lại những tiếng cười sảng khoái về hành động, lời
nói và Tễu không nghịch dại
  

Thursday 19 November 2015

Phương pháp thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời

Để thiết kế một hệ solar, chúng ta lần lượt thưc hiện các bước sau:

1. Tính tổng lượng tiêu thụ điện của tất cả các thiết bị mà hệ thống solar phải cung cấp.
Tính tổng số Watt-hour sử dụng mỗi ngày của từng thiết bị. Cộng tất cả lại chúng ta có tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng mỗi ngày.  Bạn có thể tham khảo bảng tham khảo công suất của một sô thiết bị thông dụng trong gia đình ở bảng sau.
Bảng 1: Tham khảo công suất 1 số thiết bị thông dụng trong gia đình và văn phòng
Số TT
Lọai thiết bị
Công suất thông thường
1
Màn hình LCD 15”
35 W
2
Màn hình LCD 17”
40 W
3
Màn hình CRT 15”
110 W
4
Màn hình CRT 17”
130 W
5
Màn hình CRT 19”
170W
6
Bộ CPU máy tính để bàn
180 W
7
Ti vi LCD 32”
80 W
8
Tivi thường (đèn hình) 19”
200 W
9
Máy in Laser
250 W
10
Máy tính xách tay
110 W
11
Quạt treo tường
55-65 W
12
Đèn túyp 60cm - 120cm
20-40 W
13
Đèn compact
15 W
14
Máy điều hòa 2 HP
1500 W
15
Máy điều hòa 1,5 HP
1100 W
16
Máy điều hòa 1,0 HP
750 W
17
Tủ Lạnh
100 W - 500 W
18
Thiết bị mạng modem
10 W
19
Nồi cơm điện
500 W - 700 W
2. Tính số Watt-hour các tấm pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi ngày.
Do tổn hao trong hệ thống, số Watt-hour của tấm pin trời cung cấp phải cao hơn tổng số Watt-hour của toàn tải.
Số Watt-hour các tấm pin mặt trời (PV modules) = 1.3 x tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng
3. Tính toán kích cỡ tấm pin mặt trời cần sử dụng
Để tính toán kích cở các tấm pin mặt trời cần sử dụng, ta phải tính Watt-peak (Wp) cần có của tấm pin mặt trời. Lượng Wp mà pin mặt trời tạo ra lại tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng trên thế giới.  Cùng 1 tấm pin mặt trời nhưng đặt ở nơi này thì mức độ hấp thu năng lượng sẽ khác với khi đặt nó nơi khác. Để thiết kế chính xác, người ta phải khảo sát từng vùng và đưa ra một hệ số gọi là "panel generation factor", tạm dịch là hệ số phát điện của pin mặt trời. Hệ số "panel generation factor" này là tích số của hiệu suất hấp thu (collection efficiency) và độ bức xạ năng lượng mặt trời (solar radiation) trong các tháng ít nắng của vùng, đơn vị tính của nó là  (kWh/m2/ngày).
Độ bức xạ năng lượng mặt trời tại Việt Nam là khoảng 4.58 kWh/m2/ngày cho nên lấy tổng số Watt-hour của phụ tải cần dùng chia cho 4.58 ta sẽ có tổng số Wp của tấm pin mặt trời.
Mỗi PV mà ta sử dụng đều có thông số Wp của nó, lấy tổng số Wp cần có của tấm pin mặt trời chia cho thông số Wp của nó ta sẽ có được số lượng tấm pin mặt trời cần dùng.
Kết quả trên chỉ cho ta biết số lượng tối thiểu số lượng tấm pin mặt trời cần dùng. Càng có nhiều pin mặt trời, hệ thống sẽ làm việc tốt hơn, tuổi thọ của battery sẽ cao hơn. Nếu có ít pin mặt trời, hệ thống sẽ thiếu điện trong những ngày râm mát, rút cạn kiệt battery và như vậy sẽ làm battery giảm tuổi thọ. Nếu thiết kế nhiều pin mặt trời thì làm giá thành hệ thống cao, vượt quá ngân sách cho phép, đôi khi không cần thiết. Thiết kế bao nhiêu pin mặt trời lại còn tùy thuộc vào độ dự phòng của hệ thống. Thí dụ một hệ solar có độ dự phòng 4 ngày, ( gọi là autonomy day, là những ngày không có nắng cho pin mặt trời sản sinh điện), thì bắt buộc lượng battery phải tăng hơn và kéo theo phải tăng số lượng pin mặt trời. Rồi vấn đề sử dụng pin loại nào là tối ưu, là thích hợp vì mỗi vùng địa lý đều có thời tiết khác nhau. Tất cả đòi hỏi thiết kế phải do các chuyên gia có kinh nghiệm thiết kế nhiều năm cho các hệ solar trong vùng. 
4. Tính toán bộ inverter
Đối với hệ solar stand-alone, bộ inverter phải đủ lớn để có thể đáp ứng được khi tất cả tải đều bật lên, như vậy nó phải có công suất bằng 125% công suất tải. Nếu tải là motor thì phải tính toán thêm công suất để đáp ứng thời gian khởi động của motor.
Chọn inverter có điện áp vào danh định phù hợp với điện áp danh định của battery. Đối với hệ solar kết nối vào lưới điện, ta không cần battery, điện áp vào danh định của inverter phải phù hợp với điện áp danh của hệ pin mặt trời.
5. Tính toán battery
Battery dùng cho hệ solar là loại deep-cycle. Loại này cho phép xả đến mức bình rất thấp và cho phép nạp đầy nhanh. Loại này có khả năng nạp xả rất nhiều lần ( có nhiều cycle) mà không bị hỏng bên trong, do vậy khá bền, tuổi thọ cao.
Số lượng battery cần dùng cho hệ solar là số lượng battery đủ cung cấp điện cho những ngày dự phòng (autonomy day) khi các tấm pin mặt trời không sản sinh ra điện được.  Ta tính dung lượng battery như  sau:
- Hiệu suất của battery chỉ khoảng 85% cho nên chia số Wh của tải tiêu thụ với 0.85 ta có Wh của battery
- Với mức deep of discharge DOD (mức xả sâu) là 0.6, ta chia số Wh của battery cho 0.6 sẽ có dung lượng battery
 
Kết quả trên cho ta biết dung lượng battery tối thiểu cho hệ solar không có dự phòng.  Khi hệ solar có số ngày dự phòng (autonomy day) ta phải nhân dung lượng battery cho số autonomy-day để có số lượng battery cần cho hệ thống.
6. Thiết kế solar charge controller
Solar charge controller có điện thế vào phù hợp với điện thế của pin mặt trời và điện thế ra tương ứng với điện thế của battery. Vì solar charge controller có nhiều loại cho nên bạn cần chọn loại solar charge controller nào phù hợp với hệ solar của bạn. Đối với các hệ pin mặt trời lớn, nó được thiết kế thành nhiều dãy song song và mỗi dãy sẽ do một solar charge controller phụ trách. Công suất của solar charge controller  phải đủ lớn để nhận điện năng từ PV và đủ công suất để nạp battery.
Thông thường ta chọn Solar charge controller có dòng Imax = 1.3 x dòng ngắn mạch của PV

Popular Posts