Thursday 19 November 2015

Phương pháp thiết kế hệ thống điện năng lượng mặt trời

Để thiết kế một hệ solar, chúng ta lần lượt thưc hiện các bước sau:

1. Tính tổng lượng tiêu thụ điện của tất cả các thiết bị mà hệ thống solar phải cung cấp.
Tính tổng số Watt-hour sử dụng mỗi ngày của từng thiết bị. Cộng tất cả lại chúng ta có tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng mỗi ngày.  Bạn có thể tham khảo bảng tham khảo công suất của một sô thiết bị thông dụng trong gia đình ở bảng sau.
Bảng 1: Tham khảo công suất 1 số thiết bị thông dụng trong gia đình và văn phòng
Số TT
Lọai thiết bị
Công suất thông thường
1
Màn hình LCD 15”
35 W
2
Màn hình LCD 17”
40 W
3
Màn hình CRT 15”
110 W
4
Màn hình CRT 17”
130 W
5
Màn hình CRT 19”
170W
6
Bộ CPU máy tính để bàn
180 W
7
Ti vi LCD 32”
80 W
8
Tivi thường (đèn hình) 19”
200 W
9
Máy in Laser
250 W
10
Máy tính xách tay
110 W
11
Quạt treo tường
55-65 W
12
Đèn túyp 60cm - 120cm
20-40 W
13
Đèn compact
15 W
14
Máy điều hòa 2 HP
1500 W
15
Máy điều hòa 1,5 HP
1100 W
16
Máy điều hòa 1,0 HP
750 W
17
Tủ Lạnh
100 W - 500 W
18
Thiết bị mạng modem
10 W
19
Nồi cơm điện
500 W - 700 W
2. Tính số Watt-hour các tấm pin mặt trời phải cung cấp cho toàn tải mỗi ngày.
Do tổn hao trong hệ thống, số Watt-hour của tấm pin trời cung cấp phải cao hơn tổng số Watt-hour của toàn tải.
Số Watt-hour các tấm pin mặt trời (PV modules) = 1.3 x tổng số Watt-hour toàn tải sử dụng
3. Tính toán kích cỡ tấm pin mặt trời cần sử dụng
Để tính toán kích cở các tấm pin mặt trời cần sử dụng, ta phải tính Watt-peak (Wp) cần có của tấm pin mặt trời. Lượng Wp mà pin mặt trời tạo ra lại tùy thuộc vào khí hậu của từng vùng trên thế giới.  Cùng 1 tấm pin mặt trời nhưng đặt ở nơi này thì mức độ hấp thu năng lượng sẽ khác với khi đặt nó nơi khác. Để thiết kế chính xác, người ta phải khảo sát từng vùng và đưa ra một hệ số gọi là "panel generation factor", tạm dịch là hệ số phát điện của pin mặt trời. Hệ số "panel generation factor" này là tích số của hiệu suất hấp thu (collection efficiency) và độ bức xạ năng lượng mặt trời (solar radiation) trong các tháng ít nắng của vùng, đơn vị tính của nó là  (kWh/m2/ngày).
Độ bức xạ năng lượng mặt trời tại Việt Nam là khoảng 4.58 kWh/m2/ngày cho nên lấy tổng số Watt-hour của phụ tải cần dùng chia cho 4.58 ta sẽ có tổng số Wp của tấm pin mặt trời.
Mỗi PV mà ta sử dụng đều có thông số Wp của nó, lấy tổng số Wp cần có của tấm pin mặt trời chia cho thông số Wp của nó ta sẽ có được số lượng tấm pin mặt trời cần dùng.
Kết quả trên chỉ cho ta biết số lượng tối thiểu số lượng tấm pin mặt trời cần dùng. Càng có nhiều pin mặt trời, hệ thống sẽ làm việc tốt hơn, tuổi thọ của battery sẽ cao hơn. Nếu có ít pin mặt trời, hệ thống sẽ thiếu điện trong những ngày râm mát, rút cạn kiệt battery và như vậy sẽ làm battery giảm tuổi thọ. Nếu thiết kế nhiều pin mặt trời thì làm giá thành hệ thống cao, vượt quá ngân sách cho phép, đôi khi không cần thiết. Thiết kế bao nhiêu pin mặt trời lại còn tùy thuộc vào độ dự phòng của hệ thống. Thí dụ một hệ solar có độ dự phòng 4 ngày, ( gọi là autonomy day, là những ngày không có nắng cho pin mặt trời sản sinh điện), thì bắt buộc lượng battery phải tăng hơn và kéo theo phải tăng số lượng pin mặt trời. Rồi vấn đề sử dụng pin loại nào là tối ưu, là thích hợp vì mỗi vùng địa lý đều có thời tiết khác nhau. Tất cả đòi hỏi thiết kế phải do các chuyên gia có kinh nghiệm thiết kế nhiều năm cho các hệ solar trong vùng. 
4. Tính toán bộ inverter
Đối với hệ solar stand-alone, bộ inverter phải đủ lớn để có thể đáp ứng được khi tất cả tải đều bật lên, như vậy nó phải có công suất bằng 125% công suất tải. Nếu tải là motor thì phải tính toán thêm công suất để đáp ứng thời gian khởi động của motor.
Chọn inverter có điện áp vào danh định phù hợp với điện áp danh định của battery. Đối với hệ solar kết nối vào lưới điện, ta không cần battery, điện áp vào danh định của inverter phải phù hợp với điện áp danh của hệ pin mặt trời.
5. Tính toán battery
Battery dùng cho hệ solar là loại deep-cycle. Loại này cho phép xả đến mức bình rất thấp và cho phép nạp đầy nhanh. Loại này có khả năng nạp xả rất nhiều lần ( có nhiều cycle) mà không bị hỏng bên trong, do vậy khá bền, tuổi thọ cao.
Số lượng battery cần dùng cho hệ solar là số lượng battery đủ cung cấp điện cho những ngày dự phòng (autonomy day) khi các tấm pin mặt trời không sản sinh ra điện được.  Ta tính dung lượng battery như  sau:
- Hiệu suất của battery chỉ khoảng 85% cho nên chia số Wh của tải tiêu thụ với 0.85 ta có Wh của battery
- Với mức deep of discharge DOD (mức xả sâu) là 0.6, ta chia số Wh của battery cho 0.6 sẽ có dung lượng battery
 
Kết quả trên cho ta biết dung lượng battery tối thiểu cho hệ solar không có dự phòng.  Khi hệ solar có số ngày dự phòng (autonomy day) ta phải nhân dung lượng battery cho số autonomy-day để có số lượng battery cần cho hệ thống.
6. Thiết kế solar charge controller
Solar charge controller có điện thế vào phù hợp với điện thế của pin mặt trời và điện thế ra tương ứng với điện thế của battery. Vì solar charge controller có nhiều loại cho nên bạn cần chọn loại solar charge controller nào phù hợp với hệ solar của bạn. Đối với các hệ pin mặt trời lớn, nó được thiết kế thành nhiều dãy song song và mỗi dãy sẽ do một solar charge controller phụ trách. Công suất của solar charge controller  phải đủ lớn để nhận điện năng từ PV và đủ công suất để nạp battery.
Thông thường ta chọn Solar charge controller có dòng Imax = 1.3 x dòng ngắn mạch của PV

Điều chỉnh góc nghiêng cho pin mặt trời

Mặt trời ở vị trí cao nhất vào buổi trưa, năng lượng bức xạ từ mặt trời là cao nhất và pin mặt trời có thể tạo ra nhiều năng lượng nhất. Vào buổi trưa, ở bán cầu bắc mặt trời nằm ở phía nam, vì vậy để pin mặt trời thu được nhiều năng lượng nhất chúng ta nên đặt tấm pin theo hướng nam với góc nghiêng hợp lý.
Góc nghiêng chính xác cho pin năng lượng mặt trời phụ thuộc rất nhiều yếu tố như bạn muốn thu được nhiều năng lượng nhất vào mùa hè thì bạn sẽ phải đặt pin nghiêng theo mặt trời vào các tháng mùa hè. Nếu chúng ta muốn cải thiện việc thu năng lượng vào mùa đông chúng ta phải đặt pin nghiêng phù hợp với các tháng mùa đông.
Nếu có điều kiện điều chỉnh hệ thống pin mặt trời trong suốt cả năm, chúng ta sẽ thu được năng lượng nhiều nhất trong suốt cả năm.
Bảng góc nghiêng của pin mặt trời tại một số vùng của Việt Nam

Khu vực Hà Nội

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
53o
61o
69o
77o
85o
92o
85o
77o
69o
61o
53o
46o



Mùa đông           Mùa Xuân/Thu              Mùa hè
             
Nghiêng 46o      Nghiêng 69o            Nghiêng 92o

Lưu ý:
- Vào ngày 21/12 mặt trời mọc 81o Đông-Nam và lên cao nhất là 81o Tây-Nam
- Vào ngày 21/3 và 21/9, mặt trời mọc 91o Đông-Nam và lên cao nhất là 91o Tây-Nam
- Vào ngày 21/6, mặt trời mọc 101o Đông-Nam và lên cao nhất là 101o Tây-Nam

Khu vực tp.Hồ Chí Minh

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
63o
71o
79o
87o
95o
102o
95o
87o
79o
71o
63o
56o



Mùa đông           Mùa Xuân/Thu              Mùa hè
                
Nghiêng 56o        Nghiêng 79o            Nghiêng 102o

Lưu ý:
- Vào ngày 21/12 mặt trời mọc 86o Đông-Nam và lên cao nhất là 86o Tây-Nam
- Vào ngày 21/3 và 21/9, mặt trời mọc 91o Đông-Nam và lên cao nhất là 91o Tây-Nam
- Vào ngày 21/6, mặt trời mọc 96o Đông-Nam và lên cao nhất là 96o Tây-Nam

Khu vực Buôn Mê Thuật

Tháng 1
Tháng 2
Tháng 3
Tháng 4
Tháng 5
Tháng 6
Tháng 7
Tháng 8
Tháng 9
Tháng 10
Tháng 11
Tháng 12
61o
69o
77o
85o
93o
100o
93o
85o
77o
69o
61o
54o



Mùa đông           Mùa Xuân/Thu              Mùa hè
                
Nghiêng 54o        Nghiêng 77o            Nghiêng 100o

Lưu ý:
- Vào ngày 21/12 mặt trời mọc 85o Đông-Nam và lên cao nhất là 85o Tây-Nam
- Vào ngày 21/3 và 21/9, mặt trời mọc 91o Đông-Nam và lên cao nhất là 91o Tây-Nam
- Vào ngày 21/6, mặt trời mọc 97o Đông-Nam và lên cao nhất là 97o Tây-Nam

Popular Posts